Cửa nhôm kính hiện nay không còn xa lạ trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, để thi công được loại cửa này không chỉ với thợ mà ngay cả gia chủ cũng nên nắm được một số lưu ý về kỹ thuật làm của nhôm kính để việc thi công cửa nhôm kính của bạn sẽ vừa thuận tiện, vừa đúng kỹ thuật
1.1. Cách chuẩn bị trước khi làm cửa nhôm kính
Chuẩn bị về bản vẽ thiết kế theo đúng đơn đặt hàng, nguyên vật liệu để tiến hành thi công.
Kỹ thuật làm cửa nhôm kính thì bạn phải chuẩn bị máy móc như: máy khoan, máy cắt, mài, súng bắn keo,…. Đó là tất cả những vận dụng không thể thiếu trong khi tiến hành làm cửa nhôm kính được.
1.2. Tiến hành cắt thanh nhôm
Sau khi kiểm tra bản vẽ. Bạn tiến hành quy trình cắt nhôm, thao tác vận máy bắt buộc đúng quy trình. Ưu tiên cắt thanh dài trước, thanh ngắn sau. Các thanh bao đứng, bao ngang nên cắt trước, sau đó mới cắt các thanh chi tiết nhỏ khác. Để đảm bảo có thể tận dụng tối đa giá trị của cả thanh nhôm.
Bởi vì lỡ có sai sót chúng ta có thể sửa thanh dài thành thanh ngắn được. Nếu bạn cắt hết các thanh ngắn trước lỡ thiếu thanh dài thì không thể sửa được. Buộc bạn phải mua thêm nguyên liệu, điều này sẽ gây phát sinh thêm nhiều chi phí.
1.3. Tiến hành khoan lỗ – Cách làm cửa nhôm đúng chuẩn
Khoan lỗ thoát nước
Trước tiên tiến hành khoan lỗ thoát nước cho cửa trước, cần xác định chính xác vị trí trên bản thiết kế. Lỗ thoát nước ở cửa mở quay vào trong sẽ nằm ở thanh khung phía dưới cửa. Cửa trượt thì lỗ thoát nước nằm ở mặt ngoài của thanh khung phía dưới cửa. Hoặc không cần đục lỗ thoát nước đối với các thanh có lỗ đặt lõi thép lệch ra bên ngoài.
Tiến hành khoan, dùng mũi khoan phi 0,5cm khoan một lỗ thoát nước chiều dài 3cm. Lỗ thoát nước xuống phải lệch hơn so với lỗ thoát ra khoảng 150mm như vậy vừa thoát nhanh vừa đảm bảo cách âm cách nhiệt. Ở bước này cần điều chỉnh máy khoan sao cho mũi khoan không được khoan thủng vách ngăn chứa lõi thép.
Khoan lỗ lắp ổ khóa
Phần ổ khóa của cửa nhôm kính nằm ở phần nhôm. Vì thế trong cách làm cửa nhôm kính không thể bỏ qua bước đục lỗ khóa. Cũng tương tự khoan lỗ thoát nước dùng mũi khoan thích hợp.
Nếu bạn làm cửa nhôm kính là cửa đi thì lỗ ổ khóa cần phải khoan ở trước còn lỗ lắp tay phải khoan ở phía sau. Khoảng cách lỗ ổ khóa với lỗ tay nắm từ 10,5cm đến 11cm. Lỗ lắp tay nên có khoảng cách từ dưới lên 1m là phù hợp nhất.
Sau đó tiến hành bắt vít gia cường, khoan các lỗ để bắt vít giữa khung cửa với khung tường lắp đặt. Khi khoan dùng mũi khoan sắt phi 1cm, điểm khoan phải chính xác vào giữa rãnh tại sau lưng thanh nhôm. Khoảng cách khoan giữa lỗ đầu tiên cách mép khung 150mm. Và các lỗ tiếp theo cách nhau 400 – 600mm, tùy vào mỗi loại cửa.
1.4. Ép góc – Kỹ thuật làm cửa nhôm kính chất lượng
Cách làm cửa nhôm kính không thể bỏ qua bước ép góc. Tiến hành đưa thanh nhôm vào máy ép góc để quá trình ép góc hoàn chỉnh.
1.5. Lắp ráp các phụ kiện
Bước cuối cùng trong cách làm cửa nhôm kính là tiến hành đo, khoan lỗ lắp bản lề theo chiều mở cửa cần lắp. Bản lề phía trên phải lắp ở vị trí tính từ mép trên khung cửa xuống khoảng từ 180 đến 200mm.
Lắp bản lề vị trí phía dưới thì tính từ mép dưới khung cửa lên khoảng 180 đến 200mm. Đối với bản lề nằm ở giữa thì khoảng cách là trung điểm của 2 bản lề trên và dưới. Đối với cánh cửa trượt, bánh xe cần phải lắp vào phần dưới của cánh cửa. Vị trí lắp có thể linh hoạt trong khoảng từ 3 – 8cm tính từ mép cánh vào.
Lắp thanh nẹp khóa với cánh cửa, dùng tay khóa chốt lại xem ổ khóa chính xác chưa? Dùng chìa mở và khóa lại để kiểm tra, các đường vít thẳng hàng. Sau đó tiến hành ráp ổ khóa. Miếng giảm chấn ở cánh cửa trượt lắp vào thanh đứng của cánh. Thường được lắp 2 miếng ở vị trí trên và dưới. Miếng trên lắp cánh góc trên xuống cách 150mm và miếng dưới cũng cách góc dưới một khoảng cách tương tự.